Chuyển đổi số giáo dục – Thách thức và giải pháp để phát triển trong bối cảnh Covid-19

    Dịch Covid-19 đã tạo ra những xáo trộn, gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến ngành giáo dục tại Việt Nam và trên toàn thế giới. Theo số liệu thống kê mới nhất của Viện Thống kê UNESCO (UIS), tính đến ngày 18/4/2020, đã có hơn 1,57 tỉ học sinh, sinh viên ở 191 quốc gia và vùng lãnh thổ chịu ảnh hưởng bởi Covid-19. Tại Việt Nam, có 21,2 triệu trẻ em bị ảnh hưởng vì các lệnh đóng cửa trường học trên cả nước.

    Trước những tác động đó của đại dịch, các doanh nghiệp, tổ chức giáo dục bắt buộc phải thay đổi cách thức vận hành để có thể thích ứng kịp thời. Và “Chuyển đổi số” chính là một trong những giải pháp hỗ trợ giáo dục hữu hiệu, được quan tâm nhiều nhất hiện nay. ASUS Vietnam đã có buổi trò chuyện với Tổng Giám Đốc – Chủ Tịch HĐQT của Công ty cổ phần giải pháp thiết bị Sao Mai - Ông Đào Ngọc Hoàng Giang, người đã có hơn 20 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành thiết bị văn phòng, thiết bị giáo dục về những thách thức và giải pháp chuyển đổi số trong ngành Giáo dục tại Việt Nam.

    Ông Đào Ngọc Hoàng Giang (hàng đầu, ngồi giữa)

    Lợi ích của chuyển đổi số đối với giáo dục

    Chuyển đổi số đã đem lại rất nhiều lợi ích cho ngành giáo dục nói chung và các cơ sở đào tạo, giáo viên, học sinh nói riêng. Một vài lợi ích nổi bật nhất có thể thấy là:

    • Nâng cao chất lượng giáo dục: Các công nghệ hiện đại đã hỗ trợ học sinh và giáo viên rất nhiều trong quá trình dạy học. Đơn cử như: Công nghệ IoT giúp tăng cường quản lý, giám sát trong các cơ sở giáo dục, theo dõi hành vi của người học; Công nghệ Big data (dữ liệu lớn) giúp phân tích hành vi học tập của người học để có hỗ trợ, tư vấn phù hợp; hay Blockchain giúp xây dựng hệ thống quản lý thông tin và hồ sơ giáo dục của người học, cho phép hợp nhất, quản lý và chia sẻ dữ liệu từ nhiều trường học, ghi chép lại lịch sử học tập, bảng điểm của người học để đảm bảo thông tin dữ liệu được đồng nhất, minh bạch,…
    • Tăng tính tương tác, tính thực hành - ứng dụng: Thực tế ảo (Virtual Reality - VR), thực tế tăng cường (Augmented Reality - AR) đang được ứng dụng trong giáo dục để xây dựng các phòng thí nghiệm ảo, mô hình thực tế ảo, có khả năng tương tác với người dùng. Hay các cuốn sách AR, phần mềm Blippar dạy khoa học vũ trụ,… giúp người học có những trải nghiệm đa giác quan, dễ hiểu, dễ nhớ.

    Trường học áp dụng cả công nghệ “game hóa” (gamification) đưa học sinh vào các môi trường thực ảo để giải quyết, xử lý vấn đề.

    • Tạo không gian và thời gian học linh động, thúc đẩy giáo dục mở - bình đẳng – cá thể hóa: Sự bùng nổ của các khóa học trực tuyến mở (MOOC) như: Udacity, Coursera, edX, Udemy, FutureLearn,… và tài liệu online đã tạo điều kiện cho người học tiếp thu kiến thức một cách linh động và thuận tiện mọi lúc, mọi nơi.
    • Giảm chi phí đào tạo: Các mô hình dạy học trực tuyến (e-learning) giúp giảm chi phí đào tạo. Cơ sở đào tạo thì tiết kiệm được chi phí trang bị cơ sở vật chất, chi phí chi trả cho giảng viên và chuyên gia. Còn học viên tiết kiệm được học phí và tài liệu học,…

    Dạy học trực tuyến là một trong những kết quả của chuyển đổi số ngành giáo dục, giúp giảm chi phí đào tạo

    • Cơ sở đào tạo vận hành tốt hơn: Việc áp dụng công nghệ vào vận hành giúp quản lý giáo viên và học viên triệt để hơn, giảm tải các lãng phí, tăng hiệu suất và chất lượng làm việc của khối văn phòng và đào tạo.
    • Đánh giá quá trình dạy học tốt hơn: Từ những phản hồi của học viên, kết hợp với phân tích dữ liệu, giáo viên có thể đánh giá và tiến hành điều chỉnh các kế hoạch giảng dạy tốt hơn.

    Thực trạng số hóa giáo dục tại Việt Nam – Thách thức và giải pháp

    Hiện nay, chính phủ đã ban hành hàng loạt chính sách thúc đẩy chuyển đổi số giáo dục, dần hoàn thiện hành lang pháp lý như: các quy định ứng dụng CNTT trong quản lý, tổ chức đào tạo qua mạng, quy chế đào tạo từ xa trình độ đại học, quy định quản lý, vận hành sử dụng hệ thống CSDL toàn ngành, mô hình ứng dụng CNTT trường phổ thông, chuẩn dữ liệu kết nối,….

    Trong quản lý giáo dục, toàn ngành đã triển khai số hóa, xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung từ Trung ương đến 63 sở GDĐT, 710 phòng GDĐT và khoảng 53.000 cơ sở giáo dục. Hiện đã số hóa và định danh dữ liệu của khoảng 53.000 trường học, 1,4 triệu giáo viên, 23 triệu học sinh.

    Tại khối phổ thông, có khoảng 82% các trường sử dụng phần mềm quản lý trường học, sổ điểm điện tử, học bạ điện tử và hầu hết các cơ sở giáo dục đại học đều sử dụng phần mềm quản trị nhà trường. Hệ thống quản lý hành chính điện tử kết nối 63 sở GDĐT và hơn 300 trường đại học, cao đẳng trên cả nước với Bộ GDĐT hoạt động ổn định.

    Về tài liệu số hóa, hiện có khoảng 5.000 bài giảng e-learning, 2.000 video bài giảng trên truyền hình, 200 thí nghiệm ảo, 200 đầu sách giáo khoa, 35.000 câu hỏi trắc nghiệm và trên 7.500 luận án tiến sĩ được chia sẻ tại kho học liệu trên mạng internet.

    Về nhân lực số, ở bậc phổ thông, thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, môn Tin học sẽ được đưa vào giảng dạy bắt buộc ngay từ lớp 3; giáo dục STEM được lồng ghép trong các môn học, gắn việc học của học sinh thông qua các hoạt động ứng dụng công nghệ để giải quyết các bài toán và hiện tượng trong cuộc sống.

    Những số liệu trên cho thấy Việt Nam đang từng bước thực hiện số hóa giáo dục với nhiều chuyển biến tích cực. Đặc biệt là dưới tác động của Covid-19, các trường học, trung tâm đào tạo lại càng có động lực và quyết tâm hơn trong việc áp dụng công nghệ số vào giáo dục.

    Tuy nhiên, tốc độ của chúng ta so với thế giới vẫn còn khoảng cách khá lớn, các công nghệ mới (như thực tế ảo, AI, robot,…) vẫn đang được ứng dụng rất ít. Nguyên nhân chính dẫn đến sự chậm trễ này là vì các cơ sở, trung tâm đào tạo tại Việt Nam hiện đang gặp phải 5 thách thức lớn:

    Thách thức đầu tiên và lớn nhất, đó là việc thay đổi tư duy, nhận thức và thói quen của lãnh đạo, đội ngũ CB CNV tham gia chuyển đổi số. Quá trình chuyển đổi số đòi hỏi tư duy và năng lực quản lý của lãnh đạo, cũng như các cá nhân thực hiện. Họ phải tìm ra cách thức nắm bắt những gì có thể trên không gian ảo, khai thác hiệu quả ứng dụng CNTT mang lại cho tổ chức. Họ cần trang bị hiểu biết và tư duy số để có thể làm chủ công nghệ và hiểu rõ giới hạn của công nghệ. Người lãnh đạo cao nhất cần có sự quyết tâm, nghiên cứu kỹ lưỡng để hoạch định một lộ trình chuyển đổi số đúng đắn và thích hợp cho bản thân trường học của mình. Tuy nhiên, có một thực tế đáng buồn là khi nhắc đến số hóa giáo dục, rất nhiều lãnh đạo lại cảm thấy lúng túng, không biết thực hiện thế nào và bắt đầu từ đâu. Và nếu vẫn giữ “tâm thế mơ hồ” như vậy để thực hiện chuyển đổi số thì khả năng thất bại là rất lớn.

    Thách thức thứ 2 đến từ vấn đề ngân sách. Chuyển đổi số đòi hỏi hạ tầng công nghệ mới, trang thiết bị mới cho cả người học, người trực tiếp giảng dạy, cơ sở giáo dục và cơ quan quản lý. Đi kèm với đó là là các ứng dụng phần mềm, các nền tảng (platform) quản lý, dạy học,... Tuy nhiên, hiện nay, hầu hết công quỹ của trường công lập phụ thuộc vào nhà nước. Mà quá trình phân bổ ngân sách của nhà nước thường nhỏ giọt. Điều này khiến cho việc đầu tư trang thiết bị công nghệ và đào tạo nhân lực chuyển đổi số gặp nhiều khó khăn, trở ngại.

    Thách thức thứ 3 đó là cơ sở hạ tầng công nghệ, mạng viễn thông, tốc độ truyền dẫn ... ở một số khu vực còn hạn chế nên việc chuyển đổi số gặp nhiều khó khăn. Hạ tầng mạng, trang thiết bị CNTT (như máy tính, camera, máy in, máy quét), đường truyền, dịch vụ Internet cho nhà trường, giáo viên, học sinh ở nhiều nơi, đặc biệt là các vùng sâu, vùng xa, vẫn còn lạc hậu, chưa đồng bộ, không thể đáp ứng được yêu cầu cho chuyển đổi số (cả về quản lý giáo dục và dạy - học).

    Thách thức thứ 4 là vấn đề năng lực của các nhân sự tham gia vào hoạt động chuyển đổi số còn hạn chế, thiếu thốn cơ sở vật chất, công nghệ. Điều này khiến hoạt động chuyển đổi số trở thành gánh nặng. Theo số liệu từ trang tuyển dụng Vietnamworks, đến cuối năm 2018, Việt Nam vẫn thiếu hụt 70.000 lao động trong lĩnh vực ICT. Không chỉ hạn chế về số lượng, sự thiếu hụt nhân lực có chuyên môn cao là nguyên nhân khiến cho nhân sự ICT cấp cao ngày càng trở nên khan hiếm.

    Thách thức cuối cùng gây cản trở cho việc chuyển đổi số tại Việt Nam đó là rào cản về mặt pháp lý và quy trình, chiến lược chuyển đổi chưa phù hợp. Việc thu thập, khai thác dữ liệu quản lý giáo dục và học liệu số cần hành lang pháp lý chung, phù hợp với các quy định về bản quyền tác giả, sở hữu trí tuệ, an ninh thông tin, giao dịch điện tử và luật chia sẻ cung cấp thông tin,… Tuy nhiên, các quy định trên không gian mạng hiện nay vẫn còn khá mơ hồ. Chỉ khi các nút thắt này được tháo gỡ thì mới có thể thúc đẩy phát triển được hệ thống dữ liệu số, học liệu số đủ lớn (gồm cả dữ liệu mở), đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số quốc gia nói chung và giáo dục đào tạo nói riêng.

    Giải pháp cho các thách thức chuyển đổi số trong giáo dục

    Máy tính và nhiều trang thiết bị phần cứng khác góp phần quan trọng để số hóa giáo dục thành công

    Thứ nhất, nên lập một ủy ban chuyển đổi số trong đơn vị và để người lãnh đạo cao nhất làm trưởng ban. Với cách tổ chức như vậy, quá trình chuyển đổi sẽ được thực hiện bài bản, nghiêm túc và hiệu quả hơn.

    Thứ hai, cơ sở giáo dục cần mời các đơn vị tư vấn chuyển đổi số có kiến thức chuyên môn và đầy đủ năng lực để tư vấn, đào tạo, nâng cao nhận thức cho Ban lãnh đạo & tất cả các thành viên tham gia, lên quy trình và kế hoạch tổng thể, chi tiết cho việc thực hiện kế hoạch chuyển đổi số của đơn vị.

    Thứ ba, trường học/trung tâm giáo dục cần làm việc với cơ quan chủ quản về ngân sách thực hiện và huy động từ nhiều nguồn ngân sách khác nhau nhằm đáp ứng đầy đủ ngân sách cho nhu cầu chuyển đổi số của đơn vị.

    Thứ tư, người lãnh đạo cần giao việc cho các nhân sự có đủ năng lực, kiến thức, đồng thời lên kế hoạch cụ thể về thời gian, phân công thực hiện và đánh giá thường xuyên nhằm cải tiến hoạt động chuyển đổi số cho phù hợp với đơn vị.

    Quy trình chuyển đổi số trong giáo dục

    Theo ông Hoàng Giang, không có mô hình chuẩn hoặc môi trường giáo dục hoàn hảo và cũng chưa có trường học nào tại Việt Nam đã số hóa thành công. Việt Nam cũng như phần lớn các nước trên thế giới vẫn đang trong quá trình chuyển đổi. Đặc biệt ở môi trường giáo dục thì tính mô phạm cực kỳ cao, do đó lộ trình chuyển đổi không chỉ là 1 năm, 2 năm hoặc 5 năm mà đôi khi phải kéo dài cả thập kỷ. Tuy nhiên, để quá trình chuyển đổi số thành công, chúng ta có thể gói gọn qua các bước thực hiện như sau:

    1. Đào tạo, thay đổi nhận thức lãnh đạo và CBCNV trong tổ chức về việc chuyển đổi số.
    2. Thành lập 1 Ủy ban chuyển đổi số của đơn vị và người lãnh đạo cao nhất là trưởng đơn vị.
    3. Xây dựng các hạng mục chuyển đổi số theo thứ tự ưu tiên và phân công trách nhiệm rõ ràng cho từng nhân sự phụ trách các phần việc cụ thể.
    4. Xây dựng ngân sách chi tiết, thời gian thực hiện chuyển đổi số cho từng hạng mục cụ thể để thực hiện.
    5. Xây dựng hạ tầng CNTT hoàn chỉnh để phục vụ cho chuyển đổi số như hệ thống máy chủ, hạ tầng mạng, hệ thống truyền dẫn, lưu trữ.
    6. Trang bị máy tính cho các bộ phận, sử dụng phần mềm quản trị để kiểm soát các hoạt động tại trường học/trung tâm giáo dục.... Đảm bảo các thành phần tham gia số hóa như: BGH, GV, CB CNV, học sinh, phụ huynh đều có quyền truy xuất thông tin, nhận được báo cáo... trên hệ thống theo sự phân quyền.
    7. Xây dựng các trung tâm thông tin tri thức, trung tâm chuyển đổi số (Digital Transformation) nhằm thúc đẩy xây dựng kho dữ liệu số hóa và lưu trữ trên nền tảng công nghệ.
    8. Họp, đánh giá, cải tiến, nghiệm thu từng hạng mục chuyển đổi theo đúng lộ trình đã đặt ra.
    9. Vận hành, cải tiến liên tục, đổi mới thiết bị công nghệ trong quá trình chuyển đổi nếu cần thiết.

    Đóng góp của ASUS cho quá trình chuyển đổi số của các tổ chức giáo dục

    Hiện nay, các sản phẩm của ASUS đang được ứng dụng rất nhiều tại các khuôn viên trường học. Ví dụ như, máy tính AIO với thiết kế nhỏ gọn, thẩm mỹ và màn hình lớn, thường được đặt trong thư viện thông minh. Còn các dòng máy tính xách tay mỏng nhẹ, pin sạc dung lượng cao như ASUS ExpertBook, ASUS BR1100F thì được sử dụng cho giáo viên và học sinh để tiện di chuyển và truy cập phần mềm giáo dục mọi lúc, mọi nơi.

    Máy tính ASUS ExpertBook, ASUS BR1100F thiết kế mỏng nhẹ, thời lượng pin dài phù hợp cho việc học tập, tra cứu ở bất kỳ đâu

    Bên cạnh thiết kế nhỏ gọn, linh hoạt, sản phẩm ASUS còn ghi điểm nhờ sở hữu thiết bị phần cứng có độ bền đạt chuẩn quân đội Mỹ và khả năng Bảo mật tối ưu với hệ thống bảo mật nhiều lớp. Gói dịch vụ hỗ trợ sau mua cao cấp, đảm bảo hỗ trợ tối đa từ phần cứng đến phần mềm, cũng là một điểm nổi trội của ASUS, được rất nhiều khách hàng đánh giá cao. Ngoài ra, việc ASUS hỗ trợ các công cụ học trực tuyến như Microsoft Office 365 và Microsoft Teams cũng góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng giảng dạy.

    Có thể nói, sản phẩm toàn diện & chuyên biệt từ ASUS chính là giải pháp hỗ trợ hoàn hảo cho học sinh, giáo viên, quản trị viên CNTT và cả ban quản trị nhà trường:

    • Đối với giáo viên và học sinh: Việc áp dụng các công nghệ tiên tiến của ASUS giúp giáo viên và học sinh tương tác tốt hơn. Ngoài ra, với các giải pháp quản lý dễ dàng, giáo viên có thể tổ chức lớp học nhanh chóng, hiệu quả và có nhiều thời gian hơn cho việc giảng dạy.

    Máy tính ASUS áp dụng công nghệ tiên tiến giúp Giáo viên và học sinh tương tác tốt hơn

    • Đối với quản trị viên CNTT: Máy tính ASUS giúp các quản trị viên CNTT nâng cao hiệu suất công việc và giảm thiểu thời gian chờ, tạo ra môi trường học tập không bị gián đoạn. Sự kết hợp chặt chẽ giữa phần cứng và phần mềm cũng giúp cho các thông tin, dữ liệu được bảo mật tốt nhất. Đặc biệt, dịch vụ sau bán chuyên nghiệp của ASUS sẽ hỗ trợ quản trị viên xử lý sự cố nhanh chóng, hiệu quả.

    Mọi sản phẩm thuộc ASUS Expert Series và ASUS Education đều có thiết kế dễ dàng bảo trì, nâng cấp. Bên cạnh đó ứng dụng MyASUS tích hợp giúp chuẩn đoán nhanh vấn đề và liên hệ hỗ trợ nhanh chóng. Tất cả đều giúp tối ưu chi phí vận hành

    • Đối với ban quản trị nhà trường & cơ sở giáo dục: Với chất lượng đảm bảo và mức chi phí hợp lý, các giải pháp của ASUS sẽ giúp nhà trường tiết kiệm được ngân sách đầu tư công nghệ nhưng vẫn có thể thực hiện chuyển đổi số để nâng cao năng suất giảng dạy và kết quả học tập.


    Kết hợp cùng Tập đoàn Sao Mai, hiện ASUS đã đưa giải pháp công nghệ tiên tiến của mình đến với hàng trăm cơ sở giáo dục, đào tạo trên cả nước. Đơn cử như mới đây, hãng đã cung cấp 10 máy chủ & 156 máy tính xách tay ASUS cho các dự án Phòng học thông minh & đào tạo trực tuyến cho ĐH Đồng Tháp, 150 máy tính xách tay cho ĐH QUY NHƠN, Gần 100 máy tính xách tay và máy tính bàn cho ĐH SPKT HƯNG YÊN, hơn 100 máy tính xách tay và máy tính bàn cho ĐH ĐÀ LẠT, 159 máy tính MiniPC cho ĐH Kinh Tế Tp.HCM ...và còn rất nhiều kế hoạch hợp tác khác với Sao Mai Education Group, đang chuẩn bị triển khai tiếp trong thời gian tới.

    Với những thế mạnh về công nghệ của mình, ASUS tin tưởng sẽ cùng đồng hành, hỗ trợ các cơ sở giáo dục tại Việt Nam thực hiện tốt quá trình chuyển đổi số và vượt qua bão Covid-19.