Xu hướng chuyển đổi số giáo dục trong bối cảnh Covid-19

    Dịch Covid-19 đã tạo ra những xáo trộn, gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến ngành giáo dục tại Việt Nam và trên toàn thế giới. Theo số liệu thống kê mới nhất của Viện Thống kê UNESCO (UIS), tính đến ngày 18/4/2020, đã có hơn 1,57 tỉ học sinh, sinh viên ở 191 quốc gia và vùng lãnh thổ chịu ảnh hưởng bởi Covid-19. Tại Việt Nam, có 21,2 triệu trẻ em bị ảnh hưởng vì các lệnh đóng cửa trường học trên cả nước.

    Trước những tác động đó của đại dịch, các doanh nghiệp, tổ chức giáo dục bắt buộc phải thay đổi cách thức vận hành để có thể thích ứng kịp thời. Và “Chuyển đổi số” chính là một trong những giải pháp hỗ trợ giáo dục hữu hiệu, được quan tâm nhiều nhất hiện nay. ASUS Vietnam đã có buổi trò chuyện với Tổng Giám Đốc – Chủ Tịch HĐQT của Công ty cổ phần giải pháp thiết bị Sao Mai - Ông Đào Ngọc Hoàng Giang, người đã có hơn 20 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành thiết bị văn phòng, thiết bị giáo dục về những xu hướng chuyển đổi số trong ngành Giáo dục tại Việt Nam và trên thế giới

    Anh Đào Ngọc Hoàng Giang (ngoài cùng, bên trái)

    Covid-19 và các xu hướng giáo dục của tương lai

    Covid-19 đã gây ra nhiều tác động to lớn, làm thay đổi hầu như toàn bộ các hoạt động trong ngành giáo dục. Theo Diễn đàn kinh tế thế giới World Economics Forum thì có 3 xu hướng biến đổi chính đã xảy ra trong thời kỳ đại dịch, đó là:

    1. Học trực tuyến thay thế học tại trường

    Hiện nay, do tình hình dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp nên rất nhiều tổ chức, cơ sở giáo dục trên thế giới buộc phải chuyển sang hình thức giảng dạy và học tập trực tuyến để duy trì hoạt động.

    Tại Phần Lan, các phần mềm, công cụ như: Moodle, Google Classrooms, Ville, Teams, O365, Skype, Zoom,… đang được rất nhiều trường học sử dụng để tạo ra môi trường học tập ảo và hỗ trợ học sinh làm bài tập online.

    Trong khi đó, Hàn Quốc đã đầu tư 250 triệu USD để giải quyết các tác động của Covid-19 lên hệ thống giáo dục quốc gia. Phần lớn khoản đầu tư này là dành cho các nền tảng giáo dục trực tuyến và trang web giáo dục cộng đồng,…

    Còn riêng tại Việt Nam, vào thời điểm dịch COVID-19 bùng phát, có đến 80% trường phổ thông, 240 cơ sở đào tạo đã tổ chức dạy-học trực tuyến; trong đó có 79 cơ sở tổ chức quản lý dạy học hoàn toàn qua mạng.

    Học trực tuyến thay thế học ở trường do ảnh hưởng của Covid


    2. Quan hệ đối tác giáo dục công và tư phát triển

    Đứng trước cuộc khủng hoảng mang tên “Covid-19”, nhiều hệ thống “liên minh giáo dục” quy mô lớn đã được hình thành, với sự tham gia của Chính phủ, Nhà xuất bản, Trung tâm/cơ sở giáo dục, Nhà cung cấp công nghệ và Đơn vị viễn thông. Các bên cùng nhau sử dụng nền tảng kỹ thuật số như một giải pháp tạm thời cho giáo dục.

    3. Doanh nghiệp quan tâm, đầu tư nhiều hơn cho số hóa và công nghệ đổi mới giáo dục

    Hiện nay, trên thế giới, chuyển đổi số ngành giáo dục đã được triển khai ở rất nhiều nước như: Anh, Úc, Đan Mạch, Estonia… với quy mô mang tầm chiến lược quốc gia.

    Tuy nhiên, “chất xúc tác” Covid-19 đã thúc đẩy quá trình đổi mới này, khiến nó xảy ra nhanh chóng và mạnh mẽ hơn. Sau gần 2 năm dịch bệnh bùng phát, có thể nói chuyển đổi số đã từng bước thay đổi diện mạo của ngành giáo dục và đưa các công nghệ, phương tiện tiến đến gần hơn với hoạt động dạy học.

    Một xu hướng mà chúng ta rất dễ nhận thấy hiện nay, đó là ngày càng có nhiều doanh nghiệp tư nhân chú trọng đến việc đầu tư công nghệ đổi mới giáo dục. Mới đây, Microsoft Việt Nam ra mắt của nền tảng học tập tập trực tuyến để giúp người dân Việt có được những kỹ năng số cần thiết.

    Trong khi đó, Google cũng cho ra mắt các gói ứng dụng Google cho giáo dục (Google for Education) như: G Suite for Education (bao gồm bộ giải pháp Meet, Classroom, Gmail, Forms, Docs, Sheets, Slides, Drive, Calendar, Sites, Contacts…) để phục vụ cho cơ quan quản lý giáo dục và trường học.

    Thế giới đang áp dụng công nghệ nào cho việc số hóa giáo dục?

    Không chỉ dừng lại ở việc “số hóa văn bản” hay “học liệu mở” như trước đây, sự bùng nổ của công nghệ đang tạo ra nhiều giải pháp giáo dục mới, thông minh, hiệu quả, thu hút hơn.


    Sự bùng nổ của công nghệ đã mang lại nhiều giải pháp cho ngành Giáo dục, không chỉ dừng lại ở “học liệu mở” hay “số hoá văn bản”


    Và hệ thống giáo dục thông minh (SMART Education) chính là một trong những mô hình công nghệ giáo dục nổi bật nhất hiện nay. Đây là giải pháp sử dụng nền tảng ứng dụng CNTT để tạo ra một môi trường học linh hoạt, hiệu quả, thông qua kết nối internet. Là đơn vị dẫn đầu trong lĩnh vực chuyển đổi số cho ngành giáo dục tại Việt Nam, Sao Mai Education Group cũng đang áp dụng mô hình SMART Education cho nhiều đối tác giáo dục của mình, nhằm giúp đem đến quy trình dạy học hiệu quả, tiện lợi và thông minh. Một hệ thống SMART Education đầy đủ thường bao gồm: lớp học thông minh (Smart Classroom-SmCl), môi trường thông minh (Smart Environment-SmE), người dạy thông minh (Smart Teacher-SmT), khuôn viên thông minh (Smart Campus-SmC) và nhà trường thông minh (Smart School-SmS).

    Bên cạnh SMART Education, trên thế giới còn ứng dụng nhiều công nghệ tiên tiến khác vào quy trình giảng dạy để nâng cao hiệu suất và chất lượng học tập, ví dụ như: IOT - Internet of Things - vạn vật kết nối, AI - Trí tuệ nhân tạo, Big data - cơ sở dữ liệu lớn, 3D, Robot ....


    Mặt khác, để tăng sự thu hút cho hoạt động dạy học, nhiều trường còn áp dụng cả công nghệ “game hóa” (gamification), tăng cơ hội nhập vai (immersive) và đưa người học vào các môi trường thực ảo để giải quyết, xử lý vấn đề.

    Các dạng mô phỏng thực tế 3D (3D simulation), hoạt hình (animation), tạo ảnh (hologram), tạo video, Ebook tương tác… cũng được sử dụng ngày càng nhiều để giúp đem lại cảm giác thích thú và tăng khả năng tương tác cho học viên.

    Hiện nay, chính phủ Việt Nam đã ban hành hàng loạt chính sách thúc đẩy chuyển đổi số giáo dục, dần hoàn thiện hành lang pháp lý như: các quy định ứng dụng CNTT trong quản lý, tổ chức đào tạo qua mạng, quy chế đào tạo từ xa trình độ đại học, quy định quản lý, vận hành sử dụng hệ thống CSDL toàn ngành, mô hình ứng dụng CNTT trường phổ thông, chuẩn dữ liệu kết nối,….

    Hệ thống IT toàn diện hỗ trợ số hóa giáo dục

    Để thực hiện chuyển đổi số thành công, các cơ sở giáo dục – đào tạo cần phải trang bị đầy đủ hệ thống IT với 2 yếu tố nền tảng như sau:

    a) Hệ thống phần mềm, ứng dụng giáo dục

    • Phần mềm quản trị trường học (quản lý tài nguyên, con người, cơ sở vật chất và nguồn lực ...) hoặc các cơ sở giáo dục
    • Phần mềm quản lý tài nguyên số hóa phục vụ cho việc quản lý nguồn học liệu giảng dạy LMS - Library Management System /LCMS - Learning Content Management System...
    • Phần mềm quản trị phòng học thông minh - Smartclass
    • Các phần mềm học liệu số hóa/tương tác...

    b) Hạ tầng và trang thiết bị CNTT

    Ngoài phần mềm, cơ sở giáo dục còn cần chuẩn bị đầy đủ các trang thiết bị phần cứng như: mạng LAN, mạng wifi, phòng lab, máy in, webcam/camera, thiết bị trình chiếu (màn chiếu, màn hình), máy tính,…

    Trong đó, máy tính chính là thiết bị quan trọng hàng đầu, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dạy – học và quản lý của trường học. Do đó, khi lựa chọn nhà cung cấp, cơ sở đào tạo cần tìm đơn vị có độ tin cậy cao, chi phí phải chăng, ứng dụng công nghệ mới và được thiết kế chuyên biệt cho giáo dục.

    Đóng góp của ASUS cho quá trình chuyển đổi số của các tổ chức giáo dục

    Hiện nay, các sản phẩm của ASUS đang được ứng dụng rất nhiều tại các khuôn viên trường học. Ví dụ như, máy tính AIO với thiết kế nhỏ gọn, thẩm mỹ và màn hình lớn, thường được đặt trong thư viện thông minh. Còn các dòng máy tính xách tay mỏng nhẹ, pin sạc dung lượng cao như ASUS ExpertBook, ASUS BR1100F thì được sử dụng cho giáo viên và học sinh để tiện di chuyển và truy cập phần mềm giáo dục mọi lúc, mọi nơi.

    Máy tính ASUS ExpertBook, ASUS BR1100F thiết kế mỏng nhẹ, thời lượng pin dài phù hợp cho việc học tập, tra cứu ở bất kỳ đâu


    Bên cạnh thiết kế nhỏ gọn, linh hoạt, sản phẩm ASUS còn ghi điểm nhờ sở hữu thiết bị phần cứng có độ bền đạt chuẩn quân đội Mỹ và khả năng Bảo mật tối ưu với hệ thống bảo mật nhiều lớp. Gói dịch vụ hỗ trợ sau mua cao cấp, đảm bảo hỗ trợ tối đa từ phần cứng đến phần mềm, cũng là một điểm nổi trội của ASUS, được rất nhiều khách hàng đánh giá cao. Ngoài ra, việc ASUS hỗ trợ các công cụ học trực tuyến như Microsoft Office 365 và Microsoft Teams cũng góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng giảng dạy.

    Có thể nói, sản phẩm toàn diện & chuyên biệt từ ASUS chính là giải pháp hỗ trợ hoàn hảo cho học sinh, giáo viên, quản trị viên CNTT và cả ban quản trị nhà trường:

    • Đối với giáo viên và học sinh: Việc áp dụng các công nghệ tiên tiến của ASUS giúp giáo viên và học sinh tương tác tốt hơn. Ngoài ra, với các giải pháp quản lý dễ dàng, giáo viên có thể tổ chức lớp học nhanh chóng, hiệu quả và có nhiều thời gian hơn cho việc giảng dạy.
    • Đối với quản trị viên CNTT: Máy tính ASUS giúp các quản trị viên CNTT nâng cao hiệu suất công việc và giảm thiểu thời gian chờ, tạo ra môi trường học tập không bị gián đoạn. Sự kết hợp chặt chẽ giữa phần cứng và phần mềm cũng giúp cho các thông tin, dữ liệu được bảo mật tốt nhất. Đặc biệt, dịch vụ sau bán chuyên nghiệp của ASUS sẽ hỗ trợ quản trị viên xử lý sự cố nhanh chóng, hiệu quả.
    • Đối với ban quản trị nhà trường & cơ sở giáo dục: Với chất lượng đảm bảo và mức chi phí hợp lý, các giải pháp của ASUS sẽ giúp nhà trường tiết kiệm được ngân sách đầu tư công nghệ nhưng vẫn có thể thực hiện chuyển đổi số để nâng cao năng suất giảng dạy và kết quả học tập.

    Mọi sản phẩm thuộc ASUS Expert Series và ASUS Education đều có thiết kế dễ dàng bảo trì, nâng cấp. Bên cạnh đó ứng dụng MyASUS tích hợp giúp chuẩn đoán nhanh vấn đề và liên hệ hỗ trợ nhanh chóng. Tất cả đều giúp tối ưu chi phí vận hành



    Kết hợp cùng Tập đoàn Sao Mai, hiện ASUS đã đưa giải pháp công nghệ tiên tiến của mình đến với hàng trăm cơ sở giáo dục, đào tạo trên cả nước. Đơn cử như mới đây, hãng đã cung cấp 10 máy chủ & 156 máy tính xách tay ASUS cho các dự án Phòng học thông minh & đào tạo trực tuyến cho ĐH Đồng Tháp, 150 máy tính xách tay cho ĐH QUY NHƠN, Gần 100 máy tính xách tay và máy tính bàn cho ĐH SPKT HƯNG YÊN, hơn 100 máy tính xách tay và máy tính bàn cho ĐH ĐÀ LẠT, 159 máy tính MiniPC cho ĐH Kinh Tế Tp.HCM ...và còn rất nhiều kế hoạch hợp tác khác với Sao Mai Education Group, đang chuẩn bị triển khai tiếp trong thời gian tới.

    Với những thế mạnh về công nghệ của mình, ASUS tin tưởng sẽ cùng đồng hành, hỗ trợ các cơ sở giáo dục tại Việt Nam thực hiện tốt quá trình chuyển đổi số và vượt qua bão Covid-19.